image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Tăng cường phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò trên địa bàn tỉnh Long An

Bệnh Viêm da nổi cục (còn được gọi là bệnh da sần), là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên trâu, bò. Vi rút này không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch; thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày. Triệu chứng chính của bệnh bao gồm: sốt cao (có thể trên 41oC), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5 cm, đặc biệt là ở vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu.

Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020, đến nay đã lây lan trên nhiều tỉnh thành cả nước. Dịch bệnh diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan nhanh, mạnh trên phạm vi rộng là rất cao

Theo báo cáo của Chi cục Thú y vùng VI và Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh cây trồng vật nuôi tỉnh Đồng Tháp, từ tháng 06/2021 đến nay dịch bệnh Viêm da nổi cục đã xuất hiện tại các tỉnh giáp ranh và lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Phước và Đồng Tháp (huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp huyện Tân Hưng tỉnh Long An) dịch bệnh diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan nhanh, mạnh trên phạm vi rộng là rất cao thông qua vật chủ trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng,...) việc mua bán, vận chuyển gia súc bệnh, mang mầm bệnh... Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục do người chăn nuôi chủ động tiêm phòng rất thấp, trong khi cần tối thiểu 21 ngày sau tiêm phòng vắc xin mới đáp ứng miễn dịch phòng bệnh có hiệu quả (lâu hơn các loại vắc xin khác).

Để ngăn ngừa dịch bệnh và nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh, tỉnh Long An sẽ triển khai tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò từ ngày 17/7/2021 nhằm tạo miễn dịch chủ động, ngăn chặn dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò phát sinh và lây lan trên diện rộng đồng thời hạn chế tối đa thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

Trước mắt, khuyến cáo hộ chăn nuôi trâu, bò, bò sữa cần thực hiện ngay một số nội dung sau:

Thứ nhất: Luôn cảnh giác, không được chủ quan, phải thường xuyên theo dõi sức khỏe trâu, bò, bò sữa. Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học, mua bán trâu, bò phải có nguồn gốc rõ ràng.

Thứ hai: Áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động mua vắc xin tiêm phòng bảo vệ đàn vật nuôi. Định kỳ 7 -10 ngày sử dụng hóa chất đặc hiệu tiêu diệt côn trùng (ruồi, muỗi, ve, mòng…); vôi bột, hóa chất để khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi.

Thứ ba: Khi phát hiện trâu, bò nghi ngờ bị bệnh Viêm da nổi cục (sốt cao, giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú, suy nhược, bỏ ăn và hốc hác, viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt, sưng hạch bạch huyết bề mặt, ...) phải báo ngay cho cán bộ thú y xã hoặc trưởng ấp/Khu phố.

Thứ tư: Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục trên trâu, bò, bò sữa (hiện nay là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh, vắc xin có thời gian miễn dịch 12 tháng)./.

 


Phương Khanh
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1