image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Tác hại của hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi

Trong hoạt động chăn nuôi, việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh cho mục tiêu phòng bệnh, trị bệnh và hỗ trợ sự tăng trưởng của vật nuôi là cần thiết và đã được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt hữu ích thì có một số hóa chất, kháng sinh cùng lúc mang theo các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc chăn nuôi, cụ thể theo quy định hiện hành của Nhà nước đã được áp dụng có 16 hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh chăn nuôi động vật trên cạn theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016. Ngoài yêu cầu người chăn nuôi cần ghi nhớ và tuân thủ thực hiện quy định thì việc tìm hiểu để rõ thêm các mặt tác hại của 16 hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng một khi tồn lưu trong thực phẩm hoặc hấp thu, tiếp xúc thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào cũng rất cần thiết.  

1. Chloramphenicol, có tính chất kháng sinh, các tên khác bao gồm:  Chloromycetin, Chlornitromycin, Laevomycin, Chlorocid, Leukomycin. Tồn dư Chloramphenicol trong thực phẩm chăn nuôi có khả năng gây ung thư ở người.

2. Furazolidon, có tính chất kháng sinh, bao gồm các dẫn xuất của nhóm Nitrofuran gồm: Nitrofuran, Furacillin, Nitrofurazon, Furacin, Nitrofurantoin, Furoxon, Orafuran, Furadonin, Furadantin, Furaltadon, Payzone, Furazolin, Nitrofurmethon, Nitrofuridin, Nitrovin. Dù là một loại kháng sinh chống nhiễm trùng kháng thuốc cao nhưng việc tồn lưu trong thực phẩm có thể dẫn đến các hiện tượng bệnh lý ở người gồm: Tác động hệ thần kinh gây co giật, viêm thần kinh ngoại biên, rối loạn tiêu hóa, ức chế sinh tinh trùng, gây đột biến gen và ung thư.

Furazolidon, bao gồm các dẫn xuất nhóm Nitrofuran là một trong các loại kháng sinh cấm

sử dụng trong chăn nuôi do gây ra các nguy hại rất lớn đối với sức khỏe con người

 

 

Trong hoạt động chăn nuôi, việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh cho mục tiêu phòng bệnh, trị bệnh và hỗ trợ sự tăng trưởng của vật nuôi là cần thiết và đã được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt hữu ích thì có một số hóa chất, kháng sinh cùng lúc mang theo các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc chăn nuôi, cụ thể theo quy định hiện hành của Nhà nước đã được áp dụng có 16 hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh chăn nuôi động vật trên cạn theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016. Ngoài yêu cầu người chăn nuôi cần ghi nhớ và tuân thủ thực hiện quy định thì việc tìm hiểu để rõ thêm các mặt tác hại của 16 hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng một khi tồn lưu trong thực phẩm hoặc hấp thu, tiếp xúc thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào cũng rất cần thiết.  

1. Chloramphenicol, có tính chất kháng sinh, các tên khác bao gồm:  Chloromycetin, Chlornitromycin, Laevomycin, Chlorocid, Leukomycin. Tồn dư Chloramphenicol trong thực phẩm chăn nuôi có khả năng gây ung thư ở người.

2. Furazolidon, có tính chất kháng sinh, bao gồm các dẫn xuất của nhóm Nitrofuran gồm: Nitrofuran, Furacillin, Nitrofurazon, Furacin, Nitrofurantoin, Furoxon, Orafuran, Furadonin, Furadantin, Furaltadon, Payzone, Furazolin, Nitrofurmethon, Nitrofuridin, Nitrovin. Dù là một loại kháng sinh chống nhiễm trùng kháng thuốc cao nhưng việc tồn lưu trong thực phẩm có thể dẫn đến các hiện tượng bệnh lý ở người gồm: Tác động hệ thần kinh gây co giật, viêm thần kinh ngoại biên, rối loạn tiêu hóa, ức chế sinh tinh trùng, gây đột biến gen và ung thư.

 20032022_lld.png

Furazolidon, bao gồm các dẫn xuất nhóm Nitrofuran là một trong các loại kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi do gây ra các nguy hại rất lớn đối với sức khỏe con người

3. Dimetridazole, có tính chất kháng sinh, tên khác là Emtryl, có thể gây ra các tác dụng phụ trên người gồm: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau thượng vị, viêm tụy,…

4. Metronidazole, có tính chất kháng sinh, các tên khác bao gồm:  Trichomonacid, Flagyl, Klion, Avimetronid. Tác động xấu đem đến bao gồm: Rối loạn hệ tiêu hóa tương tự Dimetridazole, rối loạn hệ miễn dịch (gây phù mạch, sốc phản vệ), rối loạn hệ thần kinh (nhức đầu, co giật, chóng mặt, lú lẫn, trầm cảm, viêm màng não vô trùng, rối loạn hệ tuần hoàn (giảm bạch cầu đa nhân trung tính và tiểu cầu), rối loạn chức năng gan mật (tăng men gan, viêm gan tắc mật).

5. Dipterex, thuốc trừ ký sinh trùng, các tên khác bao gồm: Metriphonat, Trichlorphon, Neguvon, Chlorophos, DTHP, DDVP, Dichlorvos, Dichlorovos. Dipterex thường gây độc mãn tính trên người với các biểu hiện: Giảm trí nhớ, mất phương hướng, trầm cảm, mộng du, mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn, suy nhược.

6. Ciprofloxacin, có tính chất kháng sinh, có thể gây ra các tác động xấu trên người gồm: Chóng mặt, nhức đầu, ngất, tim đập nhanh, sưng khớp, cứng khớp, tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, ảo giác, trầm cảm.

7. Ofloxacin, có tính chất kháng sinh, có thể gây ra các tác động xấu trên người gồm: Nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, run, mất ngủ, rối loạn thị giác.

8. Carbadox, có tính chất kháng sinh, nguy cơ gây ung thư trên người, nhất là khi tồn lưu ở gan vật nuôi.

9. Olaquidox, có tính chất kháng sinh, tác dụng xấu bao gồm: Gây dị tật thai nhi, đột biến, ung thư.

10. Bacitracin Zinc, có tính chất kháng sinh, tác dụng xấu có thể xảy ra gồm: Phát ban, ngứa, sưng phù ở mặt, lưỡi, cổ họng, chóng mặt, rối loạn hô hấp và rất độc đối với phụ nữ thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú.

11. Green Malachite (Xanh Malachite), có tính chất sát trùng, rủi ro trên người có thể gây ra gồm: Giảm chức năng gan và tuyến giáp, giảm hồng cầu và bạch cầu, gây đột biến gen và còn được xem là tác nhân có thể gây ung thư.

12. Gentian Violet (Crystal violet, tím gentian) có tính chất sát trùng, có thể gây ảnh hưởng đến ADN tế bào sống và khả năng gây ung thư.

13. Clenbuterol, tính chất thuốc trị hen suyễn do tác dụng làm giản phế quản nhưng đồng thời còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng qua chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi nên Clenbuterol được sử dụng như chất kích thích tạo nạc bất thường trong chăn nuôi. Người tiếp nhận Clenbuterol qua thực phẩm có thể gặp các hiện tượng: Run cơ, tăng nhịp đập tim, căng thẳng, nhức đầu, vọp bẻ, hạ kali máu.

14. Salbutamol, tính chất gây hại tương tự Clenbuterol khi được sử dụng làm chất kích thích tạo nạc bất thường. Ngoài ra, Salbutamol còn có thể làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi.

15. Ractopamine, tính chất và tác hại trên người tương tự Clenbuterol và Salbutamol khi được sử dụng làm chất tăng trưởng mô cơ bất thường trong chăn nuôi.

16. Diethylstilbestrol (DES), tính chất nội tiết tố, tồn lưu trong thực phẩm có thể gây ra các tác động xấu trên người gồm: Dị ứng, tăng huyết áp, đau dạ dày, nôn mửa, sỏi mật, tăng nồng độ calci huyết, chảy máu âm đạo bất thường, u vú, tiết dịch ở núm vú./. 

 Lương Lễ Dũng


image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1