image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Hướng dẫn cho người nuôi biện pháp phòng bệnh và xử lý khi dịch bệnh xảy ra trên tôm trên địa bàn các huyện vùng hạ như Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ

Hiện nay tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ngày nắng nóng đêm lạnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm nuôi nên các loại bệnh rất dễ xãy ra trên tôm nuôi như bệnh đốm trắng, tôm bị đỏ thân và hoại tử gan tụy cấp... Vì vậy, để phòng ngừa tôm bị bệnh và giảm thiểu lây lan khi dịch bệnh xãy ra trên tôm, giảm thiệt hại cho người nuôi tôm. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản hướng dẫn cho người nuôi biện pháp phòng bệnh và xử lý khi dịch bệnh xảy ra trên tôm như sau:

Phòng bệnh trong quá trình nuôi

- Nên chọn mua tôm giống ở những cơ sở uy tín, tôm đạt chất lượng, đã qua kiểm dịch và được xét nghiệm âm tính với các bệnh nguy hiểm trước khi thả nuôi.

- Trong quá trình nuôi cần tăng cường bổ sung vitamin, khoáng, giải độc gan và men đường ruột vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Thường xuyên kiểm tra và ổn định môi trường nước bằng các loại vôi và chế phẩm sinh học.

- Không nên cấp nước trực tiếp từ sông, rạch vào ao nuôi tôm, phải qua ao lắng đã xử lý mới cấp vào ao nuôi, đồng thời duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2 - 1,5 m.

Xử lý ao tôm nuôi bị bệnh

- Khi phát hiện tôm bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y xã hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để xác định bệnh, được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời và thực hiện các thủ tục để được cấp hóa chất xử lý dịch bệnh, tránh lây lan diện rộng. Đồng thời, thông tin cho những hộ nuôi xung quanh biết, có giải pháp phòng ngừa để tránh lây lan dịch bệnh.

- Không vứt xác tôm chết bừa bải, không xả thải nước và bùn đáy ao ra kênh rạch tự nhiên khi chưa xử lý.

- Trường hợp tôm bị bệnh nhưng đã đạt kích cỡ có thể thu hoạch: Vẫn giữ nguyên mực nước trong ao, dùng lưới điện thu hoạch hết tôm, sau đó dùng hóa chất xử lý nước trong ao nuôi (phải dùng thuốc chuyên dùng cho thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phép lưu hành) và sau 15 ngày xử lý, khi thuốc đã phân hủy hết mới được xả thải ra môi trường xung quanh.

- Cải tạo ao đầm thật kỹ, đối với ao bệnh phải cải tạo ao trên 35 ngày mới được thả nuôi lại, thời gian nuôi các vụ phải cách ly./.


Trần Văn Ngọt/CCCNTY và TS
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1