image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước nuôi tôm vùng hạ đợt 14/2023

Ngày 15/8/2023 (nhằm ngày 29/6/2023 âm lịch), Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tổ chức quan trắc chất lượng môi trường nước nuôi tôm nước lợ tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ.

Kết quả: Có 08 chỉ tiêu được kiểm tra. Trong đó, có 5/8 chỉ tiêu là phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi như Nhiệt độ; pH; Độ trong; Hàm lượng oxy hòa tan; Hàm lượng NH3. Bên cạnh đó, còn một số chỉ tiêu chưa phù hợp như Độ mặn tại điểm quan trắc cầu ông Chuồng huyện Cần Giuộc, điểm quan trắc Ấp Hòa Quới và điểm Cầu Nổi huyện Cần Đước, các điểm quan trắc tại huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ có độ mặn thấp, không thích hợp để nuôi tôm, dao động từ 0,10 – 2,64‰. Độ kiềm tại tất cả các điểm quan trắc có độ kiềm thấp, không thích hợp để nuôi tôm, dao động từ 21,8 mg/l - 65,4 mg/l. Hàm lượng NO2 tại các điểm quan trắc huyện Cần Giuộc có hàm lượng NO2 cao, không thích hợp để nuôi tôm, dao động từ 0,5 - 2mg/l.

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngày 31/7/2023

1. Nhu cầu oxy hóa học (COD): Phần lớn các điểm quan trắc hàm lượng COD trong nước thấp hơn so với ngưỡng cho phép dao động từ 3,25 – 11,4 mg/l (giới hạn cho phép 15 mg/l).

2. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): Tại tất cả các điểm quan trắc có hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao, dao động từ 35 – 82 mg/l (giới hạn cho phép 30 mg/l), không thích hợp cho nuôi tôm.

3. Kim loại nặng

- Hàm lượng Sắt (Fe): Tất cả các điểm quan trắc có hàm lượng sắt thấp, dao động từ 0,056 - 0,601 mg/l (giới hạn cho phép là 1 mg/l).

- Hàm lượng Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg) và Chì (Pb): Tại tất cả các điểm quan trắc đều không có sự xuất hiện của các kim loại nặng.

Khuyến cáo

- Theo diễn biến tình hình thời tiết, chất lượng môi trường nước quan trắc, các hộ dân có thể thả giống tôm nuôi trong thời gian này phải đảm bảo có nguồn nước dự trữ có độ mặn từ 5‰ trở lên.

- Tại các điểm quan trắc có độ kiềm thấp, cần nâng độ kiềm đạt 80 - 120mg/l bằng các sản phẩm như: Dolomite, Alkaline kết hợp với khoáng và vôi; sử dụng chế phẩm sinh học xử lý khí độc trong ao; bổ sung vitamin, khoáng và men đường ruột vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi; quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.

- Khu vực các ao nuôi thuộc huyện Cần Giuộc cần lưu ý xử lý nước trước khi cấp vào ao, sử dụng men vi sinh để khử hàm lượng NO2./.


Trần Văn Ngọt/CCCNTY và TS
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1