image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Kết quả kiểm tra chất lượng nước nuôi thủy sản đợt 02/2023 tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười

Ngày 04/7/2023 (nhằm ngày 17/5/2023 âl), Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tổ chức quan trắc chất lượng môi trường nước nuôi thủy sản, trong đó có cá tra giống tại các huyện Tân Hưng (điểm quan trắc Ngã Tư kênh 79 thị trấn Tân Hưng và Kênh 79 giáp KT7 xã Hưng Điền B); huyện Tân Thạnh (điểm quan trắc Kênh Hai Hạt xã Tân Hòa và Kênh Quận xã Hậu Thạnh Đông); huyện Mộc Hóa (Kênh đường 1367 - ấp 6, xã Tân Lập) và thị xã Kiến Tường (Kênh 79, xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường).

Kết quả: Có 12 chỉ tiêu được kiểm tra. Trong đó, có 07/12 chỉ tiêu là phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi như Nhiệt độ; pH; Hàm lượng oxy hòa tan; Độ trong; NO2; Chì (Pb) và Dư lượng thuốc BVTV gốc Chlor hữu cơ. Bên cạnh đó, còn có 05 chỉ tiêu chưa phù hợp như Hàm lượng NH+4/NH3 tại các điểm quan trắc Kênh Hai Hạt, ấp Tây Bắc, xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh; Ngã Tư kênh 79 giáp kênh Hồng Ngự, thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng; Kênh 79 giáp KT7, ấp Kinh Mới, xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng; Kênh 79 - khu vực Kiến Tường, xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường; Kênh đường 1367 - ấp 6, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa có hàm lượng NH3 cao, không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi, dao động từ 0,5 – 1 mg/l. Độ kiềm tại tất cả các điểm quan trắc đều có độ kiềm thấp, không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi, đạt giá trị từ 21,8 – 43,6mg/l. Tổng chất rắn lơ lửng TSS tại các điểm quan trắc có hàm lượng TSS trong nước cao hơn giới hạn cho phép, dao động từ 35 - 138 mg/l. Nhu cầu oxy hóa học COD tại tất cả các điểm quan trắc có sự xuất hiện hàm lượng COD trong môi trường nước cao, dao động từ 13,6 - 19,3 mg/l. Sắt (Fe) tại các điểm quan trắc Kênh Hai Hạt, ấp Tây Bắc, xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh và các điểm huyện Tân Hưng có sự xuất hiện hàm lượng sắt trong nước, dao động từ 0,773 - 0,908 mg/l.

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, môi trường nước trong hệ thống các kênh cấp nước cho vùng nuôi thủy sản của huyện vùng Đồng Tháp Mười đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ, chất lơ lửng trong nước nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cá nếu không được xử lý tốt.

Để hạn chế sự ảnh hưởng của môi trường nước bên ngoài nhằm phòng bệnh cho thủy sản nuôi, đề nghị người nuôi thủy sản nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, Cụ thể như:

- Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, cần có ao lắng để lắng chất hữu cơ, xử lý nước bằng hóa chất diệt khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh, khử kim loại nặng trước khi cấp vào ao nuôi.

- Tại các điểm quan trắc có độ kiềm thấp, cần nâng độ kiềm đạt 60 - 180 mg/l bằng các sản phẩm như: Dolomite, Alkaline.

- Tại các điểm quan trắc có hàm lượng NH3 và hàm lượng NO2 cao cần lưu ý xử lý nước trước khi cấp vào ao, sử dụng men vi sinh để khử hàm lượng NH3 và hàm lượng NO2./.


Trần Văn Ngọt/CCCNTY và TS
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1