image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam

Ngày 21/7/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn "kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ việt nam". Diễn đàn diễn ra trực tiếp tại Trường Chính sách công và PTNT, số 45 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM; Tham dự trực tuyến của Bộ Công Thương (Vụ Âu Mỹ, Vụ ASPhi, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại,..); Đại diện các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố nuôi tôm; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam; các doanh nghiệp; các cơ quan tham tán nông nghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ, EU; Thương vụ Việt Nam; các doanh nghiệp nhập khẩu tại các thị truowngf truyền thống (EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và các thị trường tiềm năng (Trung Đông, Á Phi) và cấc cơ quan báo chí, truyền thông.

Theo báo cáo của đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thì cả nước có 374 cơ sở chuyên và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu tôm sang hơn 100 thị trường, với công suất trên 1,7 triệu tấn nguyên liệu/năm. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam trung Bộ (Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu), các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang). Sản phẩm chế biến đa dạng về mẫu mã và hình thức đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ như: Sản phẩm đông lạnh truyền thống với nhiều dạng sản phẩm khác nhau: WHOLE, HLSO, PD, PUD, PTO, IQF, BLOCK…; Các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: tôm tẩm bột, tôm Nobashi, Sushi, Tempura….; Một số phụ phẩm tôm giá trị gia tăng cao cấp: chitin, chitosan, glucosamine, astaxanthin,…và các sản phẩm khô, tươi sống chiếm khoảng 10%. Thị trường xuất khẩu tôm 6 tháng 2023, tổng giá trị xuất khẩu là 1.546 triệu USD gồm các thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc.

Phân tích sản phẩm tôm nước lợ có các điểm mạnh: tiềm năng rất lớn về diện tích, khí hậu thuận lợi và nguồn nước rồi rào cho phát triển nuôi tôm nước lợ; Sản phẩm tôm chất lượng (size lớn, chất lượng ngon…); Ngành tôm nược lợ được ứng dụng khoa học công nghệ mới, gồm kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm và bảo quản chế biến với nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ ở nhiều mức độ khác nhau; Các doanh nghiệp chế biến tôm với trình độ nhân lực và kỹ thuật khéo léo trong nuôi tôm và chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, sản phẩm tôm nước lợ có các điểm yếu như: Hạ tầng vùng nuôi hạn chế, quy mô nông hộ nhỏ bé khiến hạ tầng nguồn nước cấp, nước thoát nước chưa đồng bộ, gây khó khăn trong công tác sản xuất và nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh; Chi phí sản xuất tôm còn cao so với các nước đối thủ trên cùng phân khúc thị trường. Song song đó có các cơ hội: Thị trường tiêu thụ rộng mở do nhu cầu gia tăng. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các nền kinh tế lớn là cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu; Quỹ đất nuôi tôm lợ một số vùng ven biển tạo cơ hội quy hoạch vùng nuôi tập trung theo hướng ngành hàng sản xuất; Năng lực về khoa học công nghệ, nhân lực và các điều kiện tự nhiên khác khiến Việt Nam có đầy đủ các nhân tố để có thể tiếp tục phát triển ngành tôm theo hướng quy mô hiện đại, bền vững.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới: Đẩy mạnh phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; Tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC) để nâng cao chất lượng, giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm tôm trên thị trường thế giới' Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; Phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuối sản xuất theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế lây lan dịch bệnh; Cập nhật và thông tin kịp thời các quy định thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại thúc đẩy xuất khẩu; Nắm bắt, tận dụng tối đa các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu tôm vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (Hiệp định EVFTA, CPTPP, UKVFTA) kịp thời, hỗ trợ sản xuất theo nhu cầu thị trường; Nghiên cứu, xây dựng trình ban hành Nghị định quản lý về thương hiệu nông sản (trong đó có sản phẩm tôm).

Thông qua diễn đàn, Ông Phạm Quang Huy tham tán nông nghiệp thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết tôm nhập khẩu vào thị trường hoa kỳ sụt giảm với các nguyên nhân Lạm phát, thắt chặt chi tiêu, tồn kho lớn; Giảm động lực nhập khẩu do Lãi suất tăng; Nguồn cung vào thị trường tăng lên từ các nước như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia; Giá thành nuôi tôm của Việt Nam cao so với các đối thủ cạnh tranh do chi phí vận hành và quản lý đối với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, không tối đa hóa được hiệu quả của nguyên liệu đầu vào (Diện tích nuôi nhỏ lẻ, chất lượng giống chưa đảm bảo, mật độ cao, chi phí thức ăn và đầu vào gia tăng). Tuy nhiên, vẫn có các thuận lợi và triển vọng như: Lãi suất không tăng. Kỳ vọng lạm phát dần được kiểm soát; Sức mua đang phục hồi trở lại. Kỳ vọng sớm khởi sắc trong năm 2024; Thông tin thị trường và chính sách minh bạch, ổn định. Sẽ tiếp được cải thiện và dễ tiếp cận hơn thông qua các nền tảng quản lý hành chính điện tử. Đối tác và bạn hàng Hoa Kỳ ổn định, có tính cam kết chặt chẽ; Uy tín doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam; Giá thực phẩm thiết yếu và thực phẩm bổ sung tăng giúp cải thiện giá trị gia tăng nếu quản lý và vận hành chuỗi tốt.

Bên cạnh đó, Ông Huy cũng đưa ra một số kiến nghị với doanh nghiệp và cơ quan khi xuất khẩu: Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu ươm giống, sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm; liên kết với các đối tác quốc tế nâng cao chất lượng tôm giống; Tập trung phát triển các loài tôm bản địa có tính đặc trưng mà đối thủ cạnh tranh không có; Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện giám sát toàn bộ chuỗi sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao tính minh bạch; Phát triển các mô hình nuôi tôm giúp hạ giá thành sản phẩm, tiệm cận với giá của các đối thủ cạnh tranh; Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn sản xuất, an toàn thực phẩm, ghi nhãn, đăng ký các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, nguồn gốc xuất xứ; Lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các đại biểu đã đưa ra các giải pháp định hướng phát triển nuôi tôm; giải pháp đảm bảo đủ nguyên liệu cho chế biến và giải pháp phát triển bền vững; Hướng tới thúc đẩy xuất khẩu bền vững... như: Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, nắm rõ các quy định, luật lệ và yêu cầu của thị trường; Luôn đáp ứng yêu cầu chất lượng, vệ sinh thực phẩm; nâng cao hàm lượng chế biến, đa dạng hóa sản phẩm (tôm bao bột, ăn liền, tempura…); Tích cực quảng bá, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tiếp cận các kênh phân phối chính thức và chuyên biệt bao gồm hệ thống các siêu thị châu Á và người Việt; Đẩy mạnh sử dụng kênh thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh bình thường mới; Phát triển các mô hình liên kết sản xuất, các nhà cung cấp nguyên liệu; Giảm các chi phí trung gian, thức ăn, vật tư đầu vào; Giảm giá thành sản phẩm để duy trì sản xuất và đảm bảo kế hoạch đã đề ra; Nâng cao chất lượng giống (chọn tạo giống kháng bệnh, sạch bệnh, tăng trưởng nhanh); Phát triển các công nghệ nuôi hiệu quả, thân thiện với môi trường; Tăng sản lượng, tập trung tăng giá trị; Xây dựng thương hiệu cho các dòng sản phẩm chính; Phát triển các sản phẩm chế biến, sản phẩm giá trị gia tăng./. 

Nguyễn Thu Sương

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1