image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Hội làm vườn tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Canh tác thông minh

Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm, năng suất cao nhưng cũng có nhiều dịch hại. Để giúp nông dân có biện pháp quản lý tốt đồng ruộng trong thời gian trước và sau Tết. Đầu tháng 02 năm 2024, Hội Làm Vườn Tỉnh đã tiếp tục duy trì tổ chức sinh hoạt định kỳ cho Câu Lạc Canh Tác thông minh  (CLB. CTTM ) tại xã Thủy Đông và xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Đây là Câu lạc bộ điển hình đang sinh hoạt chuyên về cây lúa, trong số những CLB.CTTM  được Hội Nông dân phối hợp với Hội Làm Vườn và Công Ty CP Phân Bón Bình Điền thành lập nhằm giúp những nông dân đang sinh hoạt cùng ngảnh nghề có điều kiện tiếp cận tốt các tiến bộ kỹ thuật mới hầu nâng cao hiệu quả trong canh tác. Tiền thân của 2 CLB này là những nông dân tiên tiến đã từng tham gia trong Dự án Canh tác lúa thân thiện với mội trường do Hội Nông dân Tỉnh tổ chức từ năm 2021 đến 2023.

   28022024_lv1.png 

Hình 1: Ông Nguyễn Thanh Tùng , P.CT Hội Làm Vườn đang sinh hoạt CLB.CTTM tại xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa

Mỗi  CLB. CTTM  bình quân có từ 25-30 thành viên, được tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Nhờ duy trì sinh hoạt định kỳ nên nông dân có điều kiện tiếp cận, giao lưu thường xuyên với cán bộ kỹ thuật và thực hành kiến thức đã tiếp thu vào đồng ruộng một cách có hệ thống, phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng cây trồng. Nông dân  lại có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm đã ứng dụng trong thực tế nên việc lan tỏa các thông tin tích cực trong cộng đồng rất nhanh. Do đó, ngoài sự tham gia đầy đủ của các thành viên chính thức, CLB. CTTM  còn thu hút thêm một số nông dân khác cùng tham dự.

28022024_lv2.png   

 Hình 2: Quang cảnh buổi sinh hoạt CLB.CTTM chuyên về cây lúa  tại xã Thuận Nghĩa Hòa, Huyện Thạnh Hóa

Dựa theo kỹ thuật canh tác lúa 1 Phải 5 Giảm đã được Ngành Nông nghiệp ban hành, Hội Làm vườn đã hướng dẫn nông dân mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như ứng dụng máy sạ cụm để giảm lượng giống gieo sạ, cày vùi rơm rạ hợp lý, sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh vật để giảm phân hóa học, nhất là không lạm dụng phân đạm, ứng dụng chế phẩm sinh học để thay cho thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học, áp dụng tưới ướt khô xen kẽ, quản lý dịch hại tổng hợp, ứng dụng công nghệ sinh thái… nhằm giảm chi phí, bảo vệ mội trường; nhất là hạn chế việc phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống. Nông dân hiện rất phấn khởi khi bước đầu thực nghiệm tăng cường những vi sinh vật có lợi trong đất thông qua việc xử lý hạt giống đã giúp họ giảm đáng kể một phân hóa học so với trước đây. Trên cơ sở này sẽ rất thuận lợi khi Ngành Nông Nghiệp triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2030 của Chính phủ trong thời gian tới.

Trên cơ sở những kết quả bước đầu của việc tổ chức sinh hoạt CLB.CTTM chuyên về cây lúa do Hội Nông dân Tỉnh phối hợp Hội Làm Vườn tổ chức có thể rút kinh nghiệm để làm cơ sở cho việc nhân rộng cho một số địa bàn mà Ngành Nông nghiệp sẽ tổ chức thực hiện đề án trọng điểm Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh./.


Nguyễn Thanh Tùng
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1