image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Hoạt động Dự án “Giải pháp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long (dự án CRxN) tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Sáng ngày 10/4/2024, tại hội trường Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Long An tổ chức họp tổng kết tiến độ hoạt động của dự án “Giải pháp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long (dự án CRxN)” do đại diện Tổ chức World wide fund for nature tại Việt Nam (WWF –Viet Nam) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Long An tổ chức cuộc họp.

Với sự tham dự của Tổ công tác phối hợp thực hiện Dự án CRxN (đại diện các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Hưng; UBND xã Thạnh Hưng và xã Vĩnh Đại, Hội liên hiệp phụ nữ 02 xã; Hội đồng quản trị HTX dịch vụ Lúa Mùa Nổi, HTX Thạnh Phát-TH. Cùng các chuyên gia của Đại học Cần Thơ.

anh tin bai

Ông Nguyễn  Thanh Truyền - GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại cuộc họp

Dự án được thực hiện nhằm hỗ trợ cộng đồng tại xã Thạnh Hưng và Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An có thể áp dụng chiến lược sinh kế mùa lũ để hỗ trợ việc kết nối môi trường sống của vùng đất ngập nước quan trọng với dòng chảy sông MeKong; cung cấp một môi trường thuận lợi về những cơ chế tài chính cho các bên tham gia theo đuổi các giải pháp thuận thiên; có tầm nhìn về việc phục hồi vùng ngập lũ ở quy mô lớn, giải pháp thuận thiên cho vùng thượng nguồn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; lồng ghép yếu tố giới để đảm bảo phụ nữ cũng sẽ được hưởng lợi về mặt xã hội và sinh tế từ các giải pháp thuận thiên; các kiến thức địa phương sẽ được sử dụng trong quá trình phát triển bản đồ không gian phục hồi vùng ngập lũ và những mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ.

Sau 15 tháng triển khai các kết quả đạt được như: về mô hình sinh kế, thực hiện mô hình lúa nổi 02 vụ lúa năm 2022 và 2023 và thả cá tại 02 xã Thạnh Hưng và Vĩnh Đại. Lúa nổi năng suất 1-1,2 tấn/ha. Thu hoạch cá 02 vụ tại xã Vĩnh Đại khoảng 15,7 tấn cá các loại, xã Thạnh Hưng 25,9 tấn cá các loại; Về bồi lắng phù sa và môi trường cho mô hình sinh kế dựa vào lũ trong mùa lũ năm 2022-2023 so với lúa 03 vụ thì phù sa trong mô hình lúa mùa nổi cao 2.5-3.0 lần và khả năng trữ nước cao gấp 19,5 lần; Tổ chức nghiên cứu thị trường với 05 chuỗi giá trị tiềm năng đối với sản phẩm cá sau chế biến; tổ chức 03 buổi đối thoại với công ty lúa gạo evergreen, quốc tế gia và Khải Nam; Hỗ trợ thực hiện vốn xoay vòng cho phụ nữ tại 02 xã với tổng số tiền 400 triệu đồng; hỗ trợ quỹ phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản cho 02 HTX thả cá vào 2 vụ nuôi; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật canh tác lúa, nâng cao năng lực cho 02 HTX, về bình đẳng giới, xây dựng chứng nhận “mỗi xã một sản phẩm-OCOp” cho sản phẩm cá sau chế biến (khô/mắm), ương cá giống, hội thảo đầu bờ,…; tài trợ 02 máy bay không người lái (drone), 02 máy sấy khô, 02 máy hút chân không, 450 kg lúa nổi giống;… cùng một số hoạt động khác.

anh tin bai

Đại diện Tổ chức WWF-Việt Nam báo cáo tóm lượt kết quả và tiến độ thực hiện dự án CRxN

Tác động của Dự án về mặt xã hội hình thành tập quán canh tác truyền thống và chứa đựng giá trị văn hóa địa phương, đồng thời quản bá các sản phẩm địa phương như khô, mắm; tác động về mặt kinh tế, so với lúa 03 vụ thì mô hình lúa nổi + nuôi cá thì tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ 0.2-0.3 lần. Ngoài ra, còn có thu nhập từ các sinh kế khác như thu hoạch và đan lát lục bình, làm hom/dớn bắt cá, làm khô/mắm, dịch vụ máy bay không người lái (drone); tác động về môi trường mô hình lúa nổi – cá và nuôi cá mùa lũ có khả năng bồi lắng phù sa và trữ nước cao hơn so với canh tác lúa 3 vụ khoảng 2,5 lần phù sa và 14,9 lần về khả năng trữ nước; tác động sinh thái, mô hình lúa nổi cung cấp môi trường sống cho cá, chim, thực vật,… góp phần tại nên khu đa dạng sinh học cho khu bảo tồn Láng Sen.

Qua thời gian triển khai, đại diện dự án có các đề xuất: Cải tiến chất lượng giống lúa mùa nổi (chất lượng gạo mềm, dẻo hơn, mùi hương thơm hơn,…) để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu hút đâu tư từ các công ty lúa gạo; phát triển chuỗi giá trị lúa nổi bền vững và cơ chế tham gia của khu vực tư nhân; phát triển nhu cầu thị trường và xây dựng thương hiệu cho lúa nổi và các sản phẩm giá trị gia tăng; xây dựng chiến lược nhân rộng lúa nổi ở các vùng có lũ trong tỉnh; nghiên cứu chuyên sâu về khả năng phục hồi vật lý góp phần giảm tác nhân gây sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long./. 

 

Nguyễn Thu Sương
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1