image banner
Chào mừng bạn đến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Long An
Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 công tác quản lý chất lượng, ATTP, chế biến phát triển thị trường

Cuối tháng 1 năm 2024, tại Hội trường Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 công tác quản lý chất lượng, ATTP, chế biến phát triển thị trường.

Tại Hội nghị ông Ngô Hồng Phong Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, năm 2024, trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; trong đó, công tác đảm bảo CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM, gia tăng CHẾ BIẾN, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, bà con nông dân và đồng hành của các cơ quan truyền thông; toàn Ngành đã tập trung lực lượng, triển khai chặt chẽ, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản và đã đạt được những kết quả khả quan. Số lượng và chất lượng thực phẩm nông, lâm, thủy sản được nâng lên, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023, xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Trong đó xuất khẩu nông sản chính 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi 533,6 triệu USD, tăng 6,5%; lâm sản chính 17,28 tỷ USD, tăng 19,4%; thủy sản 10,07 tỷ USD, tăng 12,2%. Có 07 mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD (tăng 01 sản phẩm so với năm 2023).

anh tin bai

Hình 1. Ông Ngô Hồng Phong Cục trưởng Cục CL, CB và PTTT báo cáo tại Hội nghị

Theo báo cáo của Bộ NN- PTNT cho thấy, năm 2024, Bộ đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện cơ chế chính sách về chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, Bộ đã chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình, Đề án, Dự án về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ.

Tính đến nay, cả nước có 2.938 dự án, kế hoạch liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP; có 2.412 HTX, 538 Tổ hợp tác, 1.305 doanh nghiệp, 211.545 hộ nông dân, 4.235 trang trại có tham gia các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, có cây trồng được chứng nhận VietGAP là 322.497 ha với 10.081 cơ sở, doanh nghiệp được chứng nhận (tăng 105.400 ha và giảm 3.967 cơ sở so với năm 2023); diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP là 11.054 ha với 773 cơ sở được chứng nhận (tăng 1.686,8 ha và giảm 181 cơ sở so với năm 2023); có 4.170 trang trại và hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP (giảm 712 trang trại và hộ chăn nuôi so với năm 2023); có 3.676 cơ sở, vùng chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh tại 59 tỉnh, thành phố; Có 14.642 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 3.586 sản phẩm so với năm 2023) trong đó 73,2% sản phẩm 3 sao, 23,5% sản phẩm 4 sao, 51 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao; có 8.086 chủ thể OCOP, trong đó có 32,7% là HTX, 24,1% là doanh nghiệp nhỏ, 42,7% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu: Đến nay đã cấp 8.052 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 56 tỉnh thành phố; cấp 1.596 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh leo, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen... ) được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong năm 2024, các cơ quan thực hiện giám sát (Trung ương, địa phương) đã tổ chức lấy 36.354 mẫu nông lâm thủy sản để giám sát các chỉ tiêu ATTP, phát hiện 660 mẫu vi phạm ATTP, chiếm 1,8% (giảm so với 2,6% năm 2023).

Đối với các mẫu giám sát ATTP vi phạm, các cơ quan đã cảnh báo và triển khai các biện pháp xử lý theo quy định; Tổ chức ký cam kết đảm bảo ATTP cho 93,0% cơ sở sản xuất kinh doanh NLTS nhỏ lẻ (tăng so với năm 2023 là 92,0%). Tỷ lệ cơ sở được thẩm định, duy trì đủ điều kiện ATTP (xếp loại A/B) là 99,3% (tăng so với năm 2023 là 99,02%). Bên cạnh đó, năm 2024, Bộ tiếp tục chỉ đạo chuyển mạnh từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất; tăng cường phối hợp thanh tra liên ngành tại các địa phương. Từ đầu năm đến nay toàn Ngành đã thực hiện thanh tra 26.072 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và NLTS, xử phạt hành chính 1.705 cơ sở (chiếm 6,5%), giảm so với năm 2023 (8,4%) với số tiền phạt 15,80 tỷ đồng (tăng so với năm 2023 (14,4 tỷ đồng). Bộ đã chủ động xử lý các sự cố mất ATTP và đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm NLTS Việt Nam cả về ngành hàng và sản phẩm, chú trọng thị trường trong nước; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường mới, tháo gỡ rào cản thương mại, tăng cường xuất khẩu NLTS trong bối cảnh thị trường thế giới khó khăn; Bên cạnh, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tiêu thụ nông sản qua các sàn thương mại điện tử uy tín như: Postmart, Voso, Shopee, Tiki, Ladaza…

anh tin bai

Hình 2. Ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ NN và PTNT chủ trì thảo luận tại Hội nghị

Tại hội nghị, ông Ngô Hồng Phong Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường đã chỉ đạo, năm 2025, cần tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

(1) Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng hội nhập với quốc tế;

(2) Kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường từ trung ương đến địa phương.

(3) Triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.

(4) Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảm bảo chất lượng, ATTP chế biến và phát triển thị trường.

(5) Triển khai công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.

(6) Chủ động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh nông lâm thủy sản.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1